Hiểu Rõ Về Rối Loạn Tiêu Hóa: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị và Phòng Ngừa

Rối loạn tiêu hóa là dấu hiệu bất thường xảy ra ở đường tiêu hóa về cấu trúc hoặc hoạt động. Có 2 loại rối loạn tiêu hóa:

  • Bệnh lý tiêu hóa thực thể: Xảy ra khi hệ tiêu hóa có những biểu hiện bất thường về cấu trúc dẫn đến các hoạt động cũng bị ảnh hưởng.
  • Rối loạn tiêu hóa chức năng: Xảy ra khi hệ tiêu hóa hoạt động bất thường nhưng không nằm trong bệnh lý tiêu hóa thực thể.

Khi bị rối loạn tiêu hóa, quá trình phá vỡ và biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng vào ruột non đến máu sẽ bị tắc nghẽn hoặc hoạt động không bình thường. Từ đó, dẫn đến việc các cơ quan trong hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng.

Nguyên nhân dẫn đến chứng rối loạn tiêu hóa

Do một số bệnh lý

Rối loạn tiêu hóa là một trong những biểu hiện đầu tiên cho thấy có một số bệnh lý liên quan, cụ thể:

Viêm đại tràng

Đây là bệnh lý phổ biến xuất hiện nhiều ở những người có độ tuổi từ 40 trở lên. Viêm đại tràng do khuẩn lỵ amip, shigella.., gây nên hội chứng ruột kích thích. Triệu chứng của viêm đại tràng bao gồm: Rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, chất thải đi ngoài nhầy hoặc có máu, đi tiểu thường xuyên, mệt mỏi…

Viêm ruột thừa cấp

Rối loạn tiêu hóa, xuất hiện cơn đau dữ dội, tiêu chảy, đầy hơi, khó tiêu… là triệu chứng điển hình của viêm ruột thừa cấp. Bệnh xuất hiện cả nam lẫn nữ nhưng ở nam phổ biến hơn. Bệnh lý này cần được điều trị kịp thời, nếu không các biến chứng sẽ nặng hơn như ruột thừa bị vỡ, nhiễm trùng phúc mạc… nguy hiểm đến tính mạng.

Bệnh lý liên quan đến dạ dày

Các bệnh lý liên quan đến dạ dày như viêm loét dạ dày, tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản… đều có thể là nguyên nhân có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Nếu như bạn đang trong tình trạng trên nên thăm khám và điều trị bằng thuốc.

Sỏi đường tiết niệu

So với sỏi thận, sỏi đường tiết niệu nhẹ hơn nhưng vẫn gây mệt mỏi, khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt. Sỏi đường tiết niệu là sự tích tụ của cặn khoáng chất, axit và muối gây tắc nghẽn đường tiết niệu. Bên cạnh những cơn đau dữ dội, đi tiểu tiện khó khăn, đau lưng, bụng, xương sườn thì bệnh cũng có thể gây ra rối loạn tiêu hóa.

Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột

Hệ vi sinh đường ruột có vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa, lên men đường ruột. Khi hệ sinh sinh đường ruột bị mất cân bằng do lạm dụng thuốc kháng sinh, (rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ em) sẽ khiến cho hệ tiêu hóa của bạn bị rối loạn.

Một số bệnh lý gây ra rối loạn tiêu hóa
Một số bệnh lý gây ra rối loạn tiêu hóa như viêm ruột thừa cấp, dạ dày, sỏi tiết niệu 

Chế độ ăn uống

Thực phẩm không đảm bảo vệ sinh

Hàng ngày cơ thể nạp rất nhiều thực phẩm bao gồm đồ uống và thức ăn. Khi sử dụng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, tác động lên hệ vi sinh đường ruột đều có thể gây ra rối loạn tiêu hóa.

Chế độ ăn thất thường

Với chế độ ăn thất thường, không cân bằng các nhóm chất đều có thể gây ra rối loạn tiêu hóa. Đặc biệt đối với những người ít nạp chất xơ, vitamin và khoáng chất, uống ít nước thì khả năng rối loạn cao hơn.

 3+ khuyến cáo phòng chống bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm

Sử dụng đồ uống có cồn

Những sản phẩm đồ uống có ồn như bia, rượu sẽ làm mất cân bằng độ pH trong dạ dày, bào mòn và rửa trôi hệ men vi sinh gây ảnh hưởng đến tiêu hóa thức ăn.

Chế độ ăn uống bất hợp lý dẫn đến rối loạn tiêu hóa
Chế độ ăn uống bất hợp lý dẫn đến rối loạn tiêu hó

Các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa có nhiều triệu chứng khác nhau, cấp độ khác nhau và đồng thời có thể xảy ra ở một hoặc một vài bộ phận cùng lúc với nhau trong hệ tiêu hóa. Một số biểu hiện, dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa:

  • Chướng bụng: Bụng căng cứng, khó chịu, nhất là sau khi ăn.
  • Buồn nôn hoặc nôn ói: Đường tiêu hóa bị kích thích mạnh dẫn đến buồn nôn hoặc nôn ói ngay.
  • Ợ nóng, ợ hơi liên tục: Xuất hiện tình trạng ợ hơi, ợ nóng liên tục, đặc biệt sau khi ăn và kéo dài vài giờ liền.
  • Đau bụng âm ỉ: Cơn đau sẽ xuất hiện ở đau bụng trái, đau bụng dưới hoặc trên.
  • Đại tiện khó khăn, bất thường: Xuất hiện tiêu chảy hoặc táo bón, đi đại tiện nhiều lần trong ngày.
  • Chán ăn, không thấy ngon miệng: Đắng miệng, nuốt không trôi.
  • Một số triệu chứng khác: Đau lưng, đau ngực, tăng/giảm cân thất thường, nấc cụt, khó nuốt.

Cách điều trị rối loạn tiêu hóa nhanh chóng, dứt điểm

Rối loạn tiêu hóa nên làm gì? Rối loạn tiêu hóa có thể xuất phát do chế độ ăn cho một/một số bệnh lý nhất định. Để điều trị dứt điểm và nhanh chóng, trước hết cần phải chuẩn đoán nguyên nhân từ đâu. Từ đó, tiến hành điều trị sớm và nhanh chóng khỏi bệnh. Dưới đây là một số lời khuyên mà Hoàn Mỹ dành cho bạn:

Có một chế độ ăn uống cân bằng, phù hợp với bản thân

Thức ăn được xem là tác nhân dễ gây ra rối loạn tiêu hóa nhất. Do đó, cân bằng dinh dưỡng trong ăn uống là điều cần thiết. Khi bị rối loạn, tiến hành nghỉ ngơi và thiết lập chế độ ăn uống giàu chất xơ, vitamin, uống đủ nước, thường xuyên vận động. Hạn chế việc ăn thức ăn, gia vị cay, chua hoặc các chất kích thích để môi trường dạ dày, ruột được chữa lành và hoạt động trở lại bình thường. Ngoài ra, có thể bổ sung men tiêu hóa để hỗ trợ tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Đây là cách chữa rối loạn tiêu hóa nhanh nhất tại nhà có thể áp dụng đơn giản.

 Nhân trần: Tác dụng, cách sử dụng, lưu ý khi uống nhân trần

Sử dụng thuốc

Rối loạn tiêu hóa uống thuốc gì? Một số bệnh lý gây ra rối loạn tiêu hóa cần phải sử dụng thuốc kháng sinh đúng liều theo chỉ định của bác sĩ. Thông thường sẽ áp dụng sử dụng thuốc cho các bệnh lý liên quan đến viêm nhiễm đường tiêu hóa.

Điều trị tại bệnh viện

Đối với những trường hợp rối loạn tiêu hóa nặng cần cấp cứu kịp thời là điều cần thiết. Bệnh nhân có biểu hiện tiêu chảy do mất nước, Sốt cao, mất máu, đau dữ dội sẽ được đội ngũ bác sĩ cấp cứu, hoặc hơn có thể tiến hành phẫu thuật.

điều trị rối loạn tiêu hóa bằng thuốc
Phương pháp điều trị rối loạn tiêu hóa bằng thuốc, phẫu thuật hoặc có chế độ ăn hợp lý 

Cách phòng ngừa bệnh rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa là bệnh lý thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Do đó, để tránh tình trạng trên, bạn và gia đình cần có cách phòng bệnh:

  • Ăn chín, uống sôi, hạn chế thực phẩm có khả năng kích thích cao như chua, cay, cồn, dầu mỡ nhiều.
  • Uống nước đầy đủ
  • Nếu là người hay bị táo bón, bổ sung chất xơ ở rau xanh và trái cây nhiều hơn để hỗ trợ tiêu hóa tốt nhất.
  • Bổ sung men vi sinh, lợi khuẩn
  • Tập thói quen đi vệ sinh khoa học. Đặc biệt nên đi đại tiện hàng ngày, vào buổi sáng.
  • Theo dõi sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh.

Những câu hỏi thường gặp

Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và không nên ăn gì?

Một số loại thực phẩm, trái cây mà người bị rối loạn tiêu hóa nên ăn để cải thiện tình trạng bệnh:

  • Chuối chín, trái bơ, trái dứa, trái táo, đu đủ chín
  • Gừng, khoai lang
  • Sữa chua
  • Hạt chia
  • Cá hồi
  • Các loại rau xanh.

Một số loại thực phẩm mà người bị rối loại chức năng tiêu hóa nên kiêng ăn:

  • Mì tôm, bánh mì
  • Nước dừa
  • Thực phẩm tươi sống
  • Thực phẩm chứa nhiều axit
  • Hoa quả sấy khô
  • Thực phẩm cay, nóng, dầu mỡ
  • Đồ uống chứa chất kích thích.

Bị rối loạn tiêu hóa thì uống thuốc gì?

  • Một số loại thuốc hỗ trợ làm giảm các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn như: Domperidon, Neopeptine, Maalox, Metoclopramide, Cylovanon, …
  • Một số loại thuốc giúp hạn chế triệu chứng tiêu chảy như: Berberin, Oresol, Loperamid, …

Bị rối loạn tiêu hóa bao lâu thì khỏi?

Thông thường các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa thường kéo dài từ 3 ngày – 1 tuần hoặc có thể kéo dài hơn. Nếu thấy các triệu chứng kéo dài, không thuyên giảm thì nên đến bệnh viện để thăm khám và không nên tự ý mua thuốc sử dụng mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *